Thứ hai, ngày 29 tháng 04 năm 2024
Cập nhật lúc: 04/01/2024

Đoàn TNCSHCM xã Hòa Tiến thực hiện công tác ủy thác cùng với NHCSXH huyện Krông Pắc giải quyết việc làm cho đoàn viên thanh niên xã.      

Sinh ra và lớn lên ở thôn 4B, nơi còn nhiều khó khăn thuộc xã Hòa Tiến, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk, những năm trước gia đình chị Huỳnh Thị Mỹ Anh chủ yếu làm rẫy và trồng cà phê nhưng thu nhập bấp bênh, cà phê mùa được mùa mất, cuộc sống thiếu trước hụt sau.

z5038361953456_54eb0a06295e58534d88e43fd4cdffaa

     Với mong muốn phát triển kinh tế, cuối năm 2023, Chị Anh đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng chính sách xã hội, phát triển thêm mô hình chăn nuôi bò 3B, đây là giống bò lai, chuyên dụng để lấy thịt cao sản có nguồn gốc từ Bỉ, đặc biệt có cơ bắp phát triển siêu trội với hệ thống cơ đôi, đặc biệt là vùng đùi sau và phần cơ mông phát triển hơn 40% so với bò thông thường.

     Ban đầu, gặp nhiều khó khăn trong quá trình chăm sóc, dịch bệnh. nhưng với sự quyết tâm, chị đã tự tìm tòi học hỏi trên mạng Internet, đi thăm quan các mô hình phát triển mạnh về chăn nuôi để về áp dụng vào mô hình của mình.

     Chị Mỹ Anh, chia sẻ, thấy trên mạng có rất nhiều thanh niên làm mô hình chăn nuôi bò đem lại thu nhập ổn định và không phải đi làm ăn xa, em quyết định học tập theo, đi xem các mô hình và học tập trên mạng để có nguồn thu nhập cho gia đình ổn định hơn, phát triển kinh tế hơn. Những khó khăn ban đầu là do mình chưa có kinh nghiệm về khâu chăm sóc, ăn uống, nên phải học hỏi rất nhiều.

z5038361947735_1292794e4bec2789e478bf74e91555ee

     Sau nhiều khó khăn, chị đã thành công với mô hình nuôi bò 3B chuyên dụng để lấy thịt cao sản có nguồn gốc từ Bỉ.

    Nguồn thức ăn chủ yếu cho bò là cỏ, nên chị đã tận dụng những khoảng đất trống trên rẫy để trồng cỏ voi. Không chỉ dừng lại ở đó, với sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, khi mô hình phát triển ổn định và đem lại nguồn lợi nhuận, anh lại tiếp tục tìm tòi học hỏi, áp dụng những khoa học kỹ thuật vào mô hình của mình để mô hình ngày càng được nhân rộng và phát triển tốt nhất.

     Vì vậy, chị đã tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm cho bà con, đặc biệt là đoàn viên thanh niên ở địa phương cùng phát triển. Với sự giúp đỡ nhiệt tình của chị, nhiều thanh niên trong bản đã học tập và làm theo, áp dụng vào mô hình chăn nuôi của gia đình và mang lại thêm nguồn thu nhập.

     Dám nghĩ, dám làm, thay đổi tư duy lập nghiệp nơi vùng cao, chị Mỹ Anh đã cho thấy những ý tưởng khởi nghiệp không nhất thiết phải là những ý tưởng táo bạo, những mô hình lớn mà với sự quyết tâm, sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, những thế mạnh của địa phương có thể phát triển từ mô hình nhỏ để tạo ra thu nhập ổn định sau đó nhân rộng, phát triển ra mô hình lớn, mang lại hiệu quả không chỉ cho bản thân mà còn cho bà con ở thôn 4B./.

 

In Gửi Email
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

Thống kê hồ sơ
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang